Cẩm Nang Quản Lý Thi Công Nội Thất Cho Căn Hộ (Phần 1)

Căn hộ là một phần của Tòa nhà, được quản lý bởi Công ty có nghiệp vụ về Quản lý và vận hành Tòa nhà. 

Việc sửa chữa, cải tạo nội thất trong Căn hộ cần được xem xét và phê duyệt bởi BQL Tòa nhà nhằm đảm bảo việc sửa chữa, cải tạo nội thất của Chủ Căn hộ không làm ảnh hưởng kiến trúc, kết cấu và các hệ thống cơ điện chung của Tòa nhà.

Nếu việc lắp đặt nội thất của Chủ Căn hộ vi phạm Điều 7 trong Hợp đồng Mua bán Căn hộ,  thì việc bảo hành sẽ mất hiệu lực từng phần hoặc toàn bộ Căn hộ. Vì vậy, cần xem xét kỹ và nhờ BQL Tòa nhà tư vấn trước khi sửa đổi.

1- Quy Trình Thiết Kế

1.1 – Quy Trình Thiết Kế

Bước 1: Khi Chủ căn hộ nhận được bản vẽ Hướng dẫn Lắp đặt nội thất và bản vẽ liên quan, BQL toà nhà sẽ yêu cầu nội 03 bộ bản vẽ thiết kế của Căn hộ. Chú căn hộ có thể được yêu cầu tham dự cuộc họp với BQL Toà nhà khi cần thiết
Nếu chưa có bản vẽ hay phương án thi công nào được phê duyệt thì Chủ Căn hộ chưa được phép tiến hành lắp Nội thất
Bước 2: Bản vẽ thiết kế của Chủ Căn hộ sẽ được xem xét và cho ý kiến trong vòng 7 ngày (không kể Thứ 7, Chủ Nhật) kể từ ngày nộp. Mọi sự thay đổi theo yêu cầu của BQL Toà nhà cũng được xem xét trong vòng 7 ngày kể từ ngày nộp

1.2 – Thẩm Định Thiết Kế và Xin Giấy Phép

Chủ Căn hộ sẽ chịu trách nhiệm xin giấy phép, thẩm định thiết kế nếu các hạng mục lắp đặt nội thất đòi hỏi phải có sự cấp phép và phê duyệt của Cơ quan chức năng có thẩm quyền

1.3 – Tiền Đặt Cọc

Chủ căn hộ hoặc Nhà thầu lắp Đặt Nội thất phải nộp khoản tiền đặt cọc khoảng 20.000.000 – 25.000.000 VNĐ (tuỳ vào từng BQL) để đảm bảo tuân thủ mọi quy định liên quan đến việc sữa chữa nội thất.

Khoản tiền này sẽ được trả lại đầy đủ cho Chủ căn hộ/ Nhà thầu lắp đặt Nội thất sau khi hoàn thành việc sửa chữa, cải tạo nội thất với điều kiện Chủ Căn hộ hoặc Nhà thầu lắp đặt Nội thất không để xảy ra các quy định về sự cố, vi phạm quy định sửa chữa, cải tạo nội thất

Trong trường hợp tiền đặt cọc không đủ khắc phục những hư hỏng trong quá trình lắp đặt nội thất của Chủ căn hộ BQL hoàng toàn có quyền thu thêm khoản tiện phụ trội từ căn hộ (nếu có)

1.4 – Rác Thải Thi Công

Chủ Căn hộ phải có trách nhiệm ràng buộc Nhà thầu của mình tuân thủ nội quy thu dọn rác thải, trạc thải, xà bần một cách nghiêm túc. Rác thải xây dựng chỉ được tập trung trong khu vực căn hộ và cho chuyển ra khỏi toà nhà.

Trong trường hợp muốn mượn điểm tập kết rác của Toà nhà trước khi di chuyển đi thì phải có sự chấp thuận của BQL Toà nhà

1.5 – Điện

Điện sử dụng trong quá trình thi công nội thất chỉ được phép lấy từ tủ điện tổng của Căn hộ. Chủ Căn hộ và Nhà thầu lắp đặt nội thất sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến hư hỏng hệ thống điện trong Căn hộ do quá trình thi công nội thất gây ra

1.6 – Nước

Nước được sử dụng trong quá trình thi công nội thất chỉ được phép lấy theo đồng hồ nước của Căn hộ đó.

1.7 – Giấy Phép

Nhà thầu lắp đặt nội thất Căn hộ phải có giấy phép, chứng chỉ hành nghề, bằng cấp chuyên môn cho các hạng mục mà nhà thầu đang thi công

2. Các Quy Định Về Cơ Điện

Trong 7 ngày kể từ ngày đăng ký lắp đặt Nội thất, Chủ Căn hộ cần đệ trình bản vẽ thiết kế nội thất và những đặc tả liên quan đến việc lắp đặt nội thất Căn hộ cho BQL Tòa nhà

Chủ Căn hộ cần cung cấp đầy đủ những thông tin sau:

 a – Bản vẽ mặt bằng phải cần thể hiện rõ:

  • Tường, vách ngăn Chủ Căn hộ muốn xây hoặc phá bỏ. Xác định rõ chiều cao của tường, vách ngăn và loại vật liệu sử dụng.
  • Vị trí bố trí các đồ vật có trọng lượng bất thường, xác định rõ kích thước và trọng lượng.
  • Vị trí lắp đặt bếp nếu có thay đổi.
  • Vị trí lắp đặt điều hòa nếu có thay đổi.
  • Bảng tính toán công suất sử dụng điện của tất cả các thiết bị sử dụng điện.

b – Bản vẽ trần phải thể hiện rõ :

  • Bất kỳ vách hoặc tường ngăn nằm phía trên trần giả. Chi tiết quá trình thi công tường, vách ngăn phía trên trần giả và loại vật liệu sử dụng.
  • Mọi thay đổi liên quan đến hệ thống chiếu sáng.
  • Vị trí lắp đặt, kích thước các cửa gió điều hòa, vị trí lắp đặt các đầu báo cháy và những thay đổi nếu có.

c. Bản vẽ hệ thống điện, sơ đồ nguyên lý phải thể hiện rõ :

  • Dòng điện định mức, kiểu aptomat. Vị trí lắp đặt của các tủ điện.
  • Sơ đồ một sợi của hệ thống ổ cắm, đèn chiếu sáng. Trên sơ đồ phải chỉ rõ tiết diện dây dẫn sử dụng cho các mạch đèn chiếu sáng và ổ cắm.
  • Tính toán nhu cầu dùng điện tối đa.

d. Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước cần thể hiện rõ :

  • Chi tiết các đấu nối giữa hệ thống cấp thoát nước trong Căn hộ với hệ thống cấp thoát nước chung của Tòa nhà. Ghi rõ kích thước đường ống và loại vật liệu sử dụng.
  • Những thay đổi của hệ thống cấp thoát nước bên trong Căn hộ. Những phần đường ống chạy xuyên qua sàn bê tông hay tường cũng phải được thể hiện trên bản vẽ mặt cắt cũng như bản vẽ chi tiết.
  • Tất cả bản vẽ cấp thoát nước phải được Kỹ sư trưởng Tòa nhà xem xét. (iv) Phương pháp chống thấm các vị trí như bồn tắm, sàn nhà vệ sinh,… nếu có thay đổi so với thiết kế ban đầu.

e. Bản vẽ hệ thống điều hòa thông gió cần thể hiện rõ :

  • Những thay đổi của hệ thống ống gió.
  • Tải lạnh của các khu vực
  •  Vị trí lắp đặt ống dẫn môi chất lạnh và ống thoát nước ngưng. (iv) Vị trí lắp đặt của các cửa gió điều hòa.
  •  Vị trí lắp đặt của các máy điều hòa.
  •  Vị trí lắp đặt của các quạt thông gió.

f. Bản vẽ lắp đặt đường ống ga cần thể hiện rõ :

  • Điểm đấu nối với hệ thống chính.
  • Chi tiết lắp đặt tại các điểm đường ống ga chạy xuyên tường, chôn ngầm trong tường.  Chi tiết các điểm nối giữa đường ống cũ và đường ống mới.

——– Xem thêm phần 2 tại đây

  • Các quy định về kiến trúc xây dựng
  • Các quy định trong quá trình thi công nội thất
  • Đăng ký thi công

 

 

 

Share your thoughts